HAI MƯƠI NGÀY KHÔNG CHIẾN TRANH
"Hai mươi ngày không chiến tranh" là một trong số rất ít bộ phim theo phong cách "rạp chiếu phim" thực hiện về chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại mặt trận Liên Xô. Phim dựa trên cuộc đời của phóng viên chiến trường và là nhà thơ nổi tiếng Konstantin Simonov, người được biết tới qua bài thơ Đợi anh về (Жди меня), một trong những bài thơ hay được biết đến nhiều nhất của Văn học Xô.
Nội dung phim kể về phóng viên chiến trường - Thiếu tá Lopatin (người kể chuyện ở phần mở đầu và kết thúc), anh được nghỉ phép 20 ngày sau những vất vả trong Trận chiến Stalingrad năm 1942. Anh đến thăm thành phố Tashkent của Uzbekistan để gặp gia đình những người lính thiệt mạng và thăm các phim trường, nơi chuyển thể phim từ những câu chuyện trong chiến đấu của mình. (Tashkent là một trong những trung tâm sơ tán lớn trong chiến tranh, nơi chuyển các xưởng điện ảnh của Liên Xô tới đó).
Lopatin nhận ra rằng quan điểm lãng mạn hóa về chiến tranh tại xưởng phim trên quê hương Tashkent khác xa với thực tế mà anh đã gặp phải nơi tiền tuyến. Và mặc dù không có đánh bom và giao tranh, cư dân thành phố cũng đang hít thở bầu không khí của cuộc chiến đang diễn ra. Thiếu tá Lopatin đã chứng kiến một cuộc chiến tâm lý khác không kém phần xúc động, thể hiện qua tiếng khóc thương tiếc của một góa phụ và trong những lời nói dối khi anh nhắc cô ấy nên chờ đợi các bức thư dù biết rằng nó sẽ không bao giờ đến nữa.
Thể hiện sự đồng cảm đáng kể đối với các nhân vật và bối cảnh, đạo diễn Alexei Gherman đã tạo nên một bộ phim lặng lẽ tuyệt đẹp nhìn nhận về một khía cạnh không phổ biến trong chiến tranh.. Phim mang nhiều tâm trạng và chi tiết sâu sắc, làm sống lại hồi tưởng của những người đã trải qua cuộc chiến và di tản. Một bộ phim chiến tranh được yêu thích vì tính trung thực cảm xúc của con người, mặc dù phim màn hình rộng nhưng chủ yếu được quay bằng màu đen trắng để xây dựng lại một cách trực quan về thời chiến giai đoạn đó.